Để đóng ban thờ với kích thước phù hợp cần lưu ý những gì?
+ Cân nhắc không gian đặt ban thờ tại gia
Gia chủ cần xem xét không gian đặt ban thờ tại gia đình. Nếu những gia đình không có phòng thờ riêng, kích thước không gian tương đối chật hẹp thì nên đóng ban thờ nhỏ. Nếu Gia đình có phòng thờ riêng thì có thể cân nhắc những ban thờ kích thước lớn.
+ Lựa chọn loại ban thờ phù hợp không gian
Hiện nay, ban thờ có hai loại chủ yếu là ban thờ treo và ban thờ đặt trên nền nhà, tức kiểu ban thờ truyền thống (tủ thờ, án gian). Nếu không gian gia đình khá chật hẹp, bài trí nhiều đồ nội thất, gia chủ hãy cân nhắc chọn những ban thờ treo nhỏ, hoặc chia theo 2 đến 3 cấp.
Không gian phòng thờ lớn, gia chủ có thể sử dụng tủ thờ, án gian hay bàn thờ treo đều được. Các ban thờ này đều có thể đóng theo kích thước lớn hoặc nhỏ tùy ý gia chủ.
+ Tính toán kích thước ban thờ bằng thước lỗ ban
Sau khi đã cân nhắc được 2 yếu tố trên đây, bước tiếp theo gia chủ cần xác định kích thước chính xác của ban thờ dựa trên thước lỗ ban. Nếu chọn đóng tủ thờ, án gian, gia chủ cần tính toán 3 kích thước là chiều ngang, chiều sâu và chiều cao theo thước án gian. Nếu là ban thờ treo thì chỉ cần tính chiều ngang và chiều sâu.
Khi tính toán kích thước, gia chủ hãy tránh khoảng kích thước thuộc các cung là Hại, Khổ, Tử, Thất. Nên chọn kích thước ban thờ rơi vào các cung Đinh, Vượng, Nghĩa, Quan, Hưng, Tài.
Các kích thước ban thờ thường dùng hiện nay
Khi tìm hiểu, gia chủ có thể sẽ thấy việc tính toán khá phức tạp. Tuy nhiên, trên thực tế, ban thờ hiện nay đều đóng theo một số kích thước phổ biến dưới đây.
+ Đối với tủ thờ và án gian sẽ đóng theo các kích thước:
Chiều ngang: 1m27; 1m57; 1m75; 1m97; 2m17;…
Chiều sâu: 61cm; 69cm; 81cm; 97cm; 107cm; 1m17;…
Chiều cao: 1m17; 1m27;…
+ Đối với ban thờ treo tường sẽ đóng theo các kích thước:
Chiều sâu 480 mm x chiều ngang 810 mm
Chiều sâu 480 mm x chiều ngang 880 mm
Chiều sâu 495mm x chiều ngang 950 mm
Chiều sâu 560 mm x chiều ngang 950 mm
Chiều sâu 610 mm x chiều ngang 1070mm